Phryne là kỹ nữ lầu xanh nổi tiếng thành Athens, Phryne sở hữu vẻ đẹp tựa nữ thần khiến bao đàn ông say mê, từ nhà vua cho tới người trí thức. Cô gái “điếm” Phryne là nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ thuật về cái đẹp của văn hóa Hy Lạp cổ đại.
Tên thật của Phryne là Mnēsarétē (có nghĩa là “Đức Hạnh”), tuy mang cái tên thanh cao nhưng Mnesarete lại làm một nghề có vẻ không được cao quý như cái tên của nàng, đó chính là nghề làm “gái điếm”. Nàng là một kỹ nữ hạng sang (hetaera) sống ở giai đoạn thế kỷ IV TCN. Nàng Mnesarete có một vẻ đẹp mê hồn, một thân hình tuyệt mỹ và đặc biệt nàng có một làn da ô-liu mà rất hiếm cô gái Hy Lạp thời đó có được. Cũng chính bởi làn da đặc biệt này mà Mnesarete được người ta đặt cho cái tên Phryne (có nghĩa là “cóc”).
Phryne có vẻ đẹp trời phú cùng với cuộc sống khá là phú quý ở thành Athena. Tuy nàng kiếm tiền nhờ vào “tình dục” những nàng lại có tính cách khá phóng khoáng và tự do. Không phải lúc nào nàng cũng chấp nhận “ân ái” với khách chỉ vì tiền cả. Điển hình là trường hợp:
◆ Khi vua Lidya ngỏ ý muốn trả giá để được thư giãn cùng Phryne, nàng đã hét giá cắt cổ để từ chối yêu cầu này vì nàng ghét vị vua tàn bạo này.
◆ Nàng cũng sẵn sàng từ chối chính khách Athens Demosthenes khi ông muốn trả mức giá tương đương với mức lương hàng năm của một người đàn ông.
◆ Tuy nhiên, nàng tự nguyện trao thân với nhà triết học Diogenes bởi nàng ngưỡng mộ tài năng và trí tuệ uyên thâm của nhà triết gia này.
Khi xuất hiện trước đám đông, Phryne thường mặc áo choàng kín người và không hay có mặt ở phòng tắm công cộng. Thế nhưng trong dịp lễ hội ca ngợi thần biển Poseidon tại Eleusis, nàng Phryne trút bỏ toàn bộ xiêm ý trước bàn dân thiên hạ, rồi thả tóc và bước xuống biển trước sự ngỡ ngàng, trầm trồ của mọi người.
Chính khoảnh khắc ấy đã thổi hồn nghệ thuật đến với nhà họa sĩ tài danh bậc nhất thời đó Apelles. Danh họa này đã cho ra tác phẩm có tên Aphrodite Anadyomene, hay còn được biết tới là Venus Anadyomene (Thần Vệ nữ đi lên từ mặt biển), hình ảnh thần Vệ nữ được khắc họa ấy chính là nàng Phryne.
Sau khi “tắm tiên” tại lễ hội Eleusis, Phryne bị kết án trọng tội bởi nàng đã làm hành động bổ báng thần thánh. Nhưng chính nhờ vẻ đẹp tựa thần Vệ nữ mà nàng Phryne lại được tha bổng, do các vị thẩm phán tin rằng mỹ nhân Phryne chính là thánh thần.
Câu chuyện kể rằng nàng Phryne bị cáo buộc là xúc phạm thần thánh và nàng bị truy tố ở tòa án trên đồi Areopagus. Nhà hùng biện Hypereides vì “mến mộ” Phryne nên đã tự nguyện làm luật sư bào chữa cho nàng. Lúc đầu, phiên tòa diễn ra với chiều hướng bất lợi cho Phryne, mọi nỗ lực biện hộ của Hypereides đều không thể lay chuyển quyết định trừng phạt của quan tòa dành cho Phryne.
Trong lúc không khí trong phiên tòa đang rất căng thẳng, Hypereides bỗng cầm lấy tay Phryne dẫn ra giữa phòng và bất ngờ giật phăng y phục trên người nàng trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người. Ông Hypereides chỉ tay vào cơ thể trần trụi của nàng Phryne và hùng hồn tuyên bố: “Làm sao một lễ hội tôn vinh các vị thần lại có thể bị xúc phạm bởi chính vẻ đẹp mà họ ban cho”
Khi đó, cả phiên tòa gần như nín thở trước vẻ đẹp của nàng Phryne. Một vẻ đẹp hoàn mỹ như vậy chỉ có thể là món quà của nữ thần tình yêu và sắc đẹp Aphrodite mà thôi. Đến cuối phiên tòa, nàng Phryne lập tức được tuyên án vô tội.
Vẻ đẹp của nàng Kỹ Nữ Phryne không chỉ đi vào sử sách, hội họa, điêu khắc mà còn đi vào trong cả văn học và từng vần thơ. Những bài thơ nổi tiếng như La Beauté của Charles Baudelaire và Die Flamingos của Rainer Maria Rilke đều lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của nàng kỹ nữ Phryne. Nhà văn Hy Lạp hiện đại Dimitris Varos và Ba Lan Witold Jablonski đã giành cả một tác phẩm để viết riêng về cuộc đời của nàng “gái điếm” hạng sang Phryne. Thậm chí tên nàng kỹ nữ này còn là tên của một vở Opera do nhà soạn nhạc Charles-Camille Saint-Saëns sáng tác.