Nội dung chính
“Xuân Dược” là cái tên mỹ miều nói về những phương thuốc có khả năng tăng cường sinh lực, kích thích khoái cảm, bổ trợ dương khí của các cổ nhân thời cổ đại. “Xuân Dược” hay “Mị Dược” đều trở thành những thứ chính yếu trong phòng the, nhằm thúc đẩy được nhu cầu tình dục ở cả nam lẫn nữa.
“Xuân Dược” nơi chốn phòng the Trung Hoa Cổ
Chứng tích cổ nhất về “Xuân Dược” là trong những tác phẩm “Tạp liệu phương”, “Dưỡng sinh phương” từ đời Hán (thế kỷ 1 TCN) được khắc trên thẻ tre ở đồi Mã Vương, Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Trong đó có chép những phương thuốc gọi là “nội gia” – thuốc tráng dương dành cho nam và “dược” – thuốc tráng âm dành cho nữ.
Những phương thuốc này chia làm hai loại uống trong và dùng ngoài. Uống trong là những phối phương sắc uống, nghiền uống, có công dụng tư bổ, cường dương rất mạnh, như Ích đa tán, Thuốc kê tán (những phương thuốc vẫn còn lưu truyền đến nay).
Phương thuốc dùng ngoài là nước thuốc dùng ngâm rửa bộ phận sinh dục, như Linh nam tử âm đại phương, Linh nữ ngọc môn tiểu phương… có tác dụng kích thích nhất định, làm cho bộ phận sinh dục to ra hoặc nhỏ lại.
Đến thời Ngụy – Tấn (thế kỷ 3 – 4), rất thịnh hành thuật luyện đan và uống kim đan, nguyên liệu luyện đan thời kỳ này có các loại khoáng thạch, hùng hoàng, tằng thanh, tiêu thạch, vân mẫu, nam châm, sắt, muối, thiếc… Khi đó, người xưa cho rằng khoáng thạch có khả năng làm “nhẹ người, giảm phì, tráng dương đạo, ích tinh khí”.
Trong “Hậu Hán thư” có chép chuyện các phương sĩ Đông Quách Diên Niên, Cam Thỉ, Phong Quân Đạt thường “hoặc uống nước tiểu, hoặc treo ngược đầu”, người đời khi đó coi hành động “uống nước tiểu” là một phương xuân dược làm mạnh tinh khí, gọi là “Hồi long thang”, các đời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều cũng còn rất thịnh hành.
Đời Đường lưu hành thuật “nam nữ hợp khí” và “phục thực bế luyện”. “Phục thực” tức “phục thạch”, là loại xuân dược chế từ các loại đá như chu sa, chung nhũ, thạch anh… tiêu biểu có “Hàn thạch tán”, “Ngũ thạch tán”. Theo sách sử có ghi chép về tác dụng phụ của “phục thực”, như “Tấn thư – Ai Đế kỷ” chép: “Uống Hàn thạch tán nhiều, dần dần trúng độc, khiến cho điên loạn, cởi hết quần áo, không nên sử dụng”.
Đến đời Minh, danh y nổi tiếng Lý Thời Trân với bộ y thư, dược điển “Bản thảo cương mục”. Trong bộ y thư này có thể phát hiện hơn ½ số dược liệu, dược vật được đề cập là có tác dụng bổ thận tráng dương, hỗ trợ cho sinh hoạt tình dục. Khoảng giữa đời Minh, “Hồng diên tiếp mệnh thần phương” là phương xuân dược “Dùng kinh nguyệt của thiếu nữ mạnh khỏe, vô bệnh, lấy lần đầu tiên là quý nhất; lần 2,3 là vừa; lần 4,5 là kém nhưng vẫn có thể sử dụng” – trong Nhiếp sinh chúng diệu phương. Nghe nói xuân dược chế từ “hồng diên” là “thái âm bổ dương”, làm cho nam giới sinh lực mạnh mẽ, giao hợp bền bỉ, tráng kiện không già, kéo dài tuổi thọ.
Trong “Bản thảo cương mục” có nói đến dược tính của con tằm đực (hùng tàm nga), dược liệu chủ yếu để chế loại xuân dược “Đàn thanh kiều”: “Tằm đực khí nhiệt tính dâm, cố tinh trợ dương, giao hợp không mệt”.
“Xuân Dược” Trung Hoa cổ thất truyền
Ngoài ra, “Thận tuất giao” (còn gọi là “Tục huyền giao”), là xuân dược cổ nhất được biết ở Trung Hoa, nhưng thành phần của thuốc thì không ai rõ. Trong “Triệu Phi Yến ngoại truyện” có nói rằng “uống một viên Thận tuất giao có thể làm tăng thêm một lần giao hoan”. Đây là loại Xuân Dược mà Triệu Phi Yến đã làm hoàng đế Hán Thành Tổ Lưu Ngao say trong biển tình, vui cuộc truy hoan, không còn đoái hoài gì đến xã tắc nữa.
Về sau Lưu Ngao tinh lực ngày càng suy giảm, liều lượng dùng Xuân Dược lại càng tăng, đỉnh điểm một đêm Triệu Hợp Đức uống say, ép hoàng đế uống cả 10 viên một lúc để mạnh gấp 10, không ngờ vua uống xong thì hôn mê, “tinh khí thoát ra ướt cả long sàng”, sau đó chết ngay không kịp trăn trối.
Hầu hết các phương xuân dược bào chế của Trung Hoa cổ đại đều có độc tính, nếu lạm dụng có thể nguy hại đến tính mạng. Tuy nhiên, “Dưỡng sinh phương” được các nhà khảo cổ phát hiện khai quật những ngôi mộ đời Hán ở gò Mã Vương. Trong đó có khắc 3 bài thuốc xuân dược có tác dụng tráng dương xưa nhất Trung Hoa. Đây có lẽ là 3 phương xuân dược xưa nhất thế giới so với dược loại tương tự, dược liệu được dùng chủ yếu là trứng chim, trứng gà.
Phương xuân dược tiêu biểu còn lưu truyền là vào mùa xuân dùng trứng chim (phỏng đoán là trứng chim sẻ), đánh tan ra, tráng chung với bột gạo, viên thành hoàn nhỏ, ăn nhiều rất tốt. Đây cũng chính là xuân dược thời kỳ đầu, thành phần gồm có cả động vật và thực vật.
Trong Đông Tây Y Cổ có loại “Xuân Dược” gì?
Tại thời Châu Âu cổ, khuyên nam giới nên ăn cá nước mặn còn nữ giới ăn cá nước ngọt. Còn đối với nam giới châu Mỹ xưa, thường đeo những chiếc bùa hộ thân làm theo hình dương vật, hoặc những vật trang sức bằng sừng bò.
Còn đối với thời phong kiến Việt Nam xưa, thì hay ăn hàu biển, hải sâm, lươn vàng, lộc nhung, bạch tật lê, đông trùng hạ thảo… để tăng khí lực, khỏe dương, sinh tinh cùng với cải thiện kích thước của dương vật.
Từ hàng ngàn năm trước, các cổ nhân xưa đã có các phương thuốc xuân dược hồi phục sinh lực, tăng cường dương khí, bổ huyết sinh tinh vô cùng đặc biệt, khiến cho chuyện phòng the trở nên sinh động và khoái cảm hơn. Còn rất nhiều các phương pháp, bí quyết tăng sinh lực thời cổ đại mà người hiện đại cần nghiên cứu và truyền lưu lại.