Nội dung chính
Theo International Journal of Impotence Research (tạp chí nghiên cứu quốc tế về bất lực Hoa kỳ), tỷ lệ rối loạn cương dương trên thế giới dự kiến vào năm 2025 đạt con số 322 triệu người và đang có xu hướng trẻ hóa. Mức độ nguy hiểm của rối loạn cương dương được nhắc đến rất nhiều đối với sức khỏe sinh sản ở nam giới.
Vậy rối loạn cương dương có con được không, nếu có thì khả năng là bao nhiêu? Và rối loạn cương dương có phát triển thành vô sinh, có nên sinh con khi bị rối loạn cương dương?
Điều kiện để có con là gì?
Để trả lời câu hỏi chính “Bị rối loạn cương dương có thể sinh con được không?” chúng ta cần tìm hiểu quá trình để có một bào thai từ khi quan hệ giữa 2 người khác giới khỏe mạnh diễn ra như thế nào?
Rụng trứng
Ở mỗi tháng, buồng trứng của người phụ nữ sẽ phóng ra 1 trứng vào ống dẫn trứng. Hiện tượng này xảy ra trong 2 tuần kể ngày kinh nguyệt đầu tiên của chu kỳ. Trứng sau khi phóng có thể sống được khoảng 12 – 24h.
Tinh trùng
Mỗi lần xuất tinh nam giới có thể tạo ra 15 – 200 triệu tinh trùng trên mỗi ml tinh dịch (15 triệu là thấp và 200 triệu là cao). Thời gian tinh trùng có thể sống trong cơ thể người phụ nữ là 48 – 72h. Thời gian từ khi xuất tinh đến khi gặp trứng là nửa giờ cho đến vài ngày tùy thuộc chất lượng tinh trùng.
Thụ thai xảy ra khi nào?
Thụ thai xảy ra khi có sự kết hợp giữa 1 tinh trùng và trứng. Vậy nên, tinh trùng phải gặp trứng trong khoảng thời gian trứng sống hay trứng phải được phóng, phải gặp tinh trùng trong khi nó còn sống.
Qua đây ta có thể thấy không phải cứ quan hệ là có con. Nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến thời gian, sức khỏe tinh trùng ở nam, trứng ở nữ nên mới có khái niệm ngày an toàn.
Quá trình thụ thai hoàn tất hợp tử di chuyển về tử cung làm tổ. Từ đây, có thể nói lời chúc mừng đến bậc làm cha mẹ vì mình đã có tin vui.
Vậy rối loạn cương dương có con được không?
Câu hỏi này chúng ta chỉ đề cập tới một phía thay vì cả hai, tức chỉ có nam giới (nên hãy coi bạn tình của họ là người có sức khỏe sinh sản khỏe mạnh). Và chúng ta có thể giải đáp câu hỏi này qua việc trả lời câu hỏi “Rối loạn cương dương có ảnh hưởng đến tinh trùng?”.
Rối loạn cương dương có mối tương quan nào với tinh trùng? Xin thưa là “không”. Cương dương là từ dùng để chỉ hoạt động cương cứng của “cậu nhỏ” được điều khiển bởi sự kích thích tình dục, tín hiệu não bộ, dây thần kinh, cơ bắp, mạch máu, huyết áp, sự co bóp của tim.
Như vậy, không thấy bất cứ liên quan nào đến tinh trùng chứ đừng nói đến những ảnh hưởng gây nên sự thay đổi về chất lượng hay số lượng. Thế nên ta có thể kết luận: Rối loạn cương dương vẫn có thể thụ thai và có con.
Rối loạn cương dương khả năng có con là bao nhiêu?
Xuất tinh trong âm đạo là điều kiện đầu tiên trước quá trình thụ thai. Người đàn ông bị rối loạn cương dương rất khó đạt được điều này vì:
- Cậu nhỏ không đủ độ cương cứng để giao hợp
- Thời gian cương cứng phải đảm bảo để đạt cực khoái dẫn đến xuất tinh
Vậy nên, tùy vào mức độ rối loạn mà khả năng khiến người phụ nữ mang thai cho mỗi người đàn ông bị rối loạn cương dương là khác nhau và không có con số cụ thể.
Rối loạn cương dương có dẫn đến vô sinh cho nam giới?
Trước khi tìm hiểu lời giải hãy xác định chính xác bạn có bị rối loạn cương dương hay không. Rất có thể bạn đang nhầm lẫn với một bệnh lý nam tương tự. Hãy tham khảo tài liệu này “Rối loạn cương dương là như thế nào?” để có thể tự chẩn đoán.
Vô sinh nam được chia làm 2 nhóm chính:
- Vô sinh do không đạt chất lượng, số lượng tinh trùng cần thiết
- Vô sinh do không thể xuất tinh trong âm đạo.
Trường hợp của chúng ta là nhóm 2: Vô sinh do không thể xuất tinh trong âm đạo. Như ở trên đã đề cập thì người đàn ông bị rối loạn cương dương vẫn có thể có con. Nên họ vẫn có khả năng xuất tinh trong âm đạo khi quan hệ.
Vậy rối loạn cương dương khi nào được coi là vô sinh? Đó là khi những ảnh hưởng của rối loạn gây ra:
- Không đạt được cực khoái để xuất tinh
- Tần suất đạt xuất tinh trong âm đạo ở các lần quan hệ bằng 0 trong thời gian dài.
Mà điều này được nhắc đến nhiều và là triệu chứng điển hình của liệt dương. Vậy rối loạn chức năng cương cứng dương vật khi nào dẫn đến liệt dương? Đó là:
- Không được thăm khám chữa trị kịp thời
- Phương pháp chữa không đúng hoặc đúng nhưng không tuân thủ
- Các rối loạn cương dương tự phát không có điều kiện nay đã trở thành có điều kiện và lặp lại thành thói quen dẫn đến không thể đạt cực khoái.
- Không khắc phục các vấn đề liên quan đến tâm lý, tâm lý mất tự tin khi quan hệ
- Lối sống không lành mạnh, không thể dục thể thao, không bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết.
Cách để có con khi bị rối loạn cương dương
Có con là thiên chức rất lớn mà mỗi chúng ta ai ai cũng mong muốn. Vì thế, có thể nói vô sinh là một trong những ảnh hưởng nặng nhất mà các bệnh lý sinh sản gây ra.
Như ở trên đã đề cập, rối loạn cương dương không liên quan đến tinh trùng nên hãy sinh hoạt tình dục điều độ, giải tỏa căng thẳng để đạt được hoạt động xuất tinh trong âm đạo, hoàn thành bước đầu tiên của việc có con, khiến cho người bạn đời mang thai.
Tuy nhiên, nên áp dụng các giải pháp để chữa trị, cải thiện mà nâng cao khả năng đó với một số gợi ý như sau:
- Bổ sung kẽm để tăng sản xuất testosterone nội sinh nhằm cải thiện chức năng sinh lý. Kẽm cũng là một trong những thành phần cần thiết thúc đẩy quá trình sinh tinh giúp bổ cải thiện số lượng tinh trùng. Kẽm có nhiều nhất trong hàu biển và các sản phẩm làm từ hàu biển (như: hàu biển ob, hàu biển ob new).
- Áp dụng lối sống dinh dưỡng khoa học để cung cấp các vitamin cần thiết cho hoạt động sinh tinh và cải thiện chất lượng tinh trùng. Truy cập ngay bài “Rối loạn cương dương nên ăn gì và không nên ăn gì?” để đọc thêm.
- Chăm tập luyện thể dục thể thao để nâng cao phần cơ, thúc đẩy lưu thông máu đến dương vật. Muốn đạt hiệu quả cao hãy thực hiện làm theo “Các bài tập rối loạn cương dương đặc biệt”.
- Các cách chữa rối loạn cương dương khác.
Kết thúc chủ đề “rối loạn cương dương có con được không?”, có lẽ bạn đọc đã có câu trả lời cùng giải pháp phù hợp cho chính bản thân rồi. Nếu chưa, hãy liên hệ và đặt câu hỏi với chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn về sức khỏe cũng như hướng chữa trị hiệu quả nhất.